Hướng dẫn 7 bước bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện diesel

Hướng dẫn 7 bước bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện diesel

Máy phát điện diesel là tổ hợp giữa một động cơ diesel và một đầu phát điện để tạo ra năng lượng điện. Loại máy này đòi hỏi bảo dưỡng ít hơn bởi độ bền cao và được xem là sự lựa chọn rẻ hơn bởi chi phí nhiên liệu thấp hơn so với xăng.
Máy phát điện diesel có thể chịu được tải nặng trong nhiều giờ và phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để đảm bảo máy có thể chạy tốt trong suốt quá trình sử dụng. Việc bảo trì, bảo dưỡng máy tốt nhất là theo lịch bảo trì do nhà sản xuất cung cấp để bảo đảm tuổi thọ tối đa cho máy.
Một hệ thống điện dự phòng được thiết kế và bảo dưỡng tốt là cứu cánh hiệu quả trong những sự cố mất điện. Nhất là với các bệnh viện, trung tâm lưu trữ dữ liệu, xí nghiệp sản xuất, sân bay… Sau đây là một số khuyến cáo dành cho bạn.
 
bảo dưỡng máy phát điện
 
1. Thường xuyên kiểm tra hệ thống máy phát điện diesel
Trong quá trình sử dụng máy phát điện diesel, hệ thống nhiên liệu, hệ thống xả, hệ thống điện và động cơ cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không có sự cố rò rỉ nào gây nguy hiểm. Các loại động cơ đốt trong đều cần sự bảo trì thích hợp. Động cơ diesel cũng không ngoại lệ. Nên thay dầu máy, các bộ lọc, nước làm mát két nước sau mỗi 150h hoạt động hoặc sau mỗi 12 tháng để kéo dài tuổi thọ của máy và máy hoạt động tin cậy và đạt được hiệu suất cao nhất.
 
2. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ
Dầu động cơ và bộ lọc dầu cần được kiểm tra định kì. Bạn có thể tự kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu. Còn công việc thay dầu và các bộ lọc thì nên để dành cho các nhân viên kĩ thuật tay nghề cao của nhà cung cấp thực hiện.
 
3. Hệ thống làm mát
Kiểm tra mức nước làm mát thường xuyên trước khi chạy máy. Tháo nắp bộ tản nhiệt sau khi động cơ nguội và thêm nước làm mát nếu cần. Kiểm tra bên ngoài bộ tản nhiệt, cẩn thận loại bỏ hết vật cản và bụi bẩn bám bên ngoài. Nếu bụi bám quá dày, có thể dùng khí nén áp lực thấp hoặc nước để làm sạch bộ tản nhiệt.
 
4. Hệ thống nhiên liệu
Dầu diesel sẽ bị nhiễm bẩn và ăn mòn sau 1 khoảng thời gian sử dụng. Các bộ lọc nhiên liệu phải được thay thế sau mỗi 150 giờ chạy máy hoặc sau mỗi 12 tháng sử dụng. Hiệu suất và hiệu quả lọc nhiên liệu của các bộ lọc nhiên liệu ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của động cơ nói riêng và của máy phát điện nói chung.
Việc bảo dưỡng phải bao gồm cả kiểm tra mức độ làm mát, mức dầu, hệ thống nhiên liệu và hệ thống khởi động. Kiểm tra thường xuyên các ống dẫn khí xem có các lỗ rò, lỗ hổng, vết nứt, các mối nối lỏng lẻo hay bụi bẩn, mảnh vỡ có thể gây tắc nghẽn hay không.
 
5. Kiểm tra ắc quy khởi động máy
Ắc quy yếu hoặc hết điện là một trong các nguyên nhân phổ biến làm máy phát điện không khởi động được. Lưu ý: nên lắp bộ sạc ắc quy tự động từ nguồn điện lưới để đảm bảo điện áp ắc quy luôn được nạp đầy. Kiểm tra mức nước axit của ắc quy đối với ắc quy nước, nếu thiếu cần phải bổ sung ngay nước cất.
 
6. Hệ thống xả
Kiểm tra các đường ống xả, các mối nối, mối hàn và miếng đệm. Gọi kỹ thuật viên đến sửa chữa ngay lập tức nếu phát hiện ra hiện tượng rò rỉ.
 
7. Làm sạch máy phát điện
Không nên để không máy quá lâu không sử dụng. Máy phát điện được khuyến cáo nên chạy máy ít nhất 15 phút mỗi 2 tuần 1 lần. Việc này giúp động cơ được bôi trơn, ngăn cản quá trình oxi hóa tại các tiếp điểm điện.
Vài hoạt động làm sạch đơn giản có thể thực hiện tại chỗ để giúp động cơ luôn sạch sẽ. Nhỏ dầu, lau chùi, kiểm tra bằng mắt thường. Đảm bảo các đường ống và vành đai luôn ở tình trạng tốt. Việc kiểm tra thường xuyên còn có thể giúp tránh phiền toái khi ong, chuột hay vài động vật nhỏ làm tổ trong thiết bị của bạn.
 
Kết luận
Công suất máy phát điện càng lớn, càng sử dụng nhiều càng cần bảo trì thường xuyên. Người viết cũng khuyên bạn nên dùng máy phát điện chính hãng. Hỏng hóc của máy chính hãng sẽ dễ dàng khắc phục hơn bởi luôn có sẵn linh kiện thay thế. Chế độ bảo hành cũng giúp bạn đỡ vất vả hơn trong việc bảo dưỡng máy. Các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nên được thực hiện bởi các chuyên gia kĩ thuật của nhà cung cấp.